9 sai lầm thường hay gặp khi làm nội thất phòng bếp

Đăng bởi Marketing Dept. vào lúc 26/04/2021

Bếp thiếu sáng, lát sàn gạch hoặc xếp tủ lạnh cạnh lò nướng khiến bạn khó chế biến đồ ăn và thiết bị nhà bếp dễ hỏng hóc.

1. Sắp xếp thiết bị nhà bếp bất tiện

Không nên đặt các thiết bị, vật dụng nhà bếp quá cao hoặc quá thấp. Hãy cân nhắc vị trí của chúng sao cho phù hợp với chiều cao - tốt nhất là ngang với eo của bạn. Một gợi ý là bạn nên đặt lò nướng ngang tầm với để không bị bỏng khi lấy đồ ăn ra khỏi đó.

2. Đặt tủ nặng trên tường mỏng

Bạn chỉ có thể gắn kệ và ngăn kéo trên các bức tường chịu lực. Một bức tường thạch cao sẽ không chịu được trọng lượng nặng, vì vậy đừng mạo hiểm.

3. Bồn rửa không đủ sâu

Yếu tố quan trọng nhất của bồn rửa là sự tiện lợi. Nếu bạn luôn thích bồn rửa hình tròn, đừng mua bồn rửa hình vuông, nó sẽ khiến bạn không thoải mái. Bồn rửa phải rộng rãi và được làm bằng vật liệu có khả năng chịu được nhiệt độ cao. Việc chọn kích thước phù hợp cũng cần lưu tâm, các chuyên gia cho rằng độ sâu tốt nhất là 7 inch (khoảng 17,7 cm).

4. Các góc trống

Khi căn bếp của bạn nhỏ thì hãy tận dụng những góc trống. Các khay xoay là lựa chọn tối ưu hơn các giỏ đựng đồ. Cửa xếp khá đắt nhưng chúng thực sự không thể thiếu, bạn sẽ có thể sử dụng tất cả không gian bên trong. Các ngăn kéo góc cũng là giải pháp tuyệt vời. Bạn có thể đặt lò nướng hoặc bồn rửa nơi góc trống nhưng cần bố trí đủ ánh sáng.

5. Bếp không đủ ánh sáng

Ánh sáng là yếu tố cần thiết cho một căn bếp. Đèn sáng khiến không gian rộng rãi hơn, nhưng nếu tủ bếp của bạn có màu tối, đừng quên lắp thêm đèn. Một lời khuyên cho hệ thống ánh sáng khu bếp là lắp đèn chính từ trên cao, đèn chiếu sáng ngay trên khu chế biến và một chiếc đèn đẹp phía trên bàn ăn.

Điều quan trọng nữa là phải bố trí tất cả các ổ cắm vào đúng vị trí sao cho thuận tiện với thói quen sử dụng của bạn. Căn bếp của bạn càng có nhiều ánh sáng thì việc nấu nướng càng thoải mái.

6. Tủ có chân

Nếu tủ không có chân, bạn không cần phải lau chùi bên dưới tất cả các ngăn tủ và cũng hạn chế bụi bẩn. Đồng thời, bạn sẽ tránh được tình trạng các vật dụng khác bị rơi xuống đáy tủ.

7. Không có khoảng cách giữa các thiết bị nhà bếp

Vùng đệm là vùng giữa tủ lạnh, bồn rửa và bếp điện. Đó là điều bắt buộc vì bạn sẽ lấy sản phẩm ra khỏi tủ lạnh, sơ chế rồi nấu. Bạn cũng không nên đặt lò nướng ngay cạnh tủ lạnh vì nó khiến tủ lạnh của bạn có thể hỏng sớm hơn. Do nhiệt độ cao, tủ lạnh hoạt động vất vả hơn để giữ nhiệt độ lạnh của nó. Ngoài ra, đừng đặt bếp ngay gần bồn rửa.

8. Các đoạn tường kính khu bếp

Một khoảng tường bếp được ốp vách kính trông có vẻ tuyệt và nhiều người thích điều này. Nhưng nếu tường kính làm từ nhiều mảnh ghép sẽ tạo điều kiện cho bụi bẩn bám phía sau tấm kính. Thêm nữa, nếu bạn muốn tiết kiệm và mua kính rẻ tiền, chúng có thể bị nứt vỡ trong quá trình sử dụng. Điều đó khiến bếp trông nhem nhuốc, khó vệ sinh.

Trong trường hợp bạn vẫn muốn ốp kính khu bếp, hãy chọn mảnh kính dài để ốp xuyên suốt thay vì chia chúng thành mảnh nhỏ hơn. Tường kính tốt nên chọn là kính cường lực.

9. Chất liệu sàn không phù hợp cho gian bếp


Mặc dù sàn gỗ công nghiệp là xu hướng phổ biến trong thiết kế nhà ở nhưng không nên chọn lựa cho gian bếp vì gỗ sẽ bị phồng lên vì tác động của nước. Nếu bạn chọn lát gạch sàn bếp, bếp sẽ không ấm cúng và chân bạn luôn cảm thấy lạnh. Xoong, chảo cũng có thể bị nứt, vỡ nếu chẳng may rơi xuống sàn bếp.

Một gợi ý cho bạn là gạch lát và gỗ biến tính nhiệt. Chọn lát gạch ngay gần khu chế biến và đặt gỗ biến tính nhiệt ở khu vực ăn uống.

Donggeul (Theo Brightside/ Ngoisao)

Tags : nhà bếp, nhà đẹp, nội thất, Nội thất căn hộ, Nội thất chung cư, nội thất nhà phố, nội thất vĩnh phát, tủ bếp, thiết kế nội thất
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn